Trẻ suy dưỡng là gì?dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

admin | 10/05/2021
Trên toàn cầu, ít nhất một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và phát triển không bình thường. Trong đó, Việt Nam là trong 34 quốc gia phải đối mặt với gắng nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ suy dưỡng là gì?dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

1. Trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là một tình trạng phức tạp có thể liên quan đến sự thiếu hụt chồng chéo giữa protein, năng lượng và vi chất dinh dưỡng. Tại Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi năm nước ta phải đối phó với 700.000 trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính, trong đó có tới 230.000 ca thể nặng cần được điều trị.  

2. Phân loại trẻ suy dinh dưỡng

  • Suy dinh dưỡng ở trẻ được chia theo nhiều mức độ khác nhau: nhẹ, vừa và nặng
  • Suy dinh dưỡng bào thai:  Diễn ra sớm để lại hậu quả lâu dài
  • Trẻ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa: Suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng gầy còm
  • Trẻ suy dinh dưỡng mức độ nặng: Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp, thể teo đét, thể phù

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Ở mỗi một mức độ suy dinh dưỡng lại có những triệu chứng nhận biết trẻ suy suy dinh dưỡng khác nhau. Cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời cho trẻ. 

3.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn bào thai

  • Sinh đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500g
  • Cuống rốn trẻ khô đét lại và có màu vàng​​​​​​​

Mặc dù sinh đủ tháng nhưng cân nặng của bé 2.500g là dấu hiệu của trẻ suy dưỡng

  • Dễ hạ đường huyết gây ra các cơn co giật cũng như rối loạn nhịp thở ở trẻ
  • Canxi máu hạ dẫn đến co giật và các cơn ngừng thở

3.2.  Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân

  • Cân nặng của trẻ thấp hơn so với cân nặng tiêu chuẩn WHO theo độ tuổi từ 90% trở xuống
  • Cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng ​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​

Biếng ăn, cân nặng thấp hơn cân nặng chuẩn WHO theo độ tuổi từ 90% đổ xuống dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

  • Biếng ăn, ăn ít
  • Khó tăng cân

3.3 Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi triệu chứng ​​​​​​​​​​​​​​

Tăng trưởng chiều cao của trẻ chỉ đạt 95% mức tiêu chuẩn - dấu hiệu đặc trưng của trẻ suy dinh

Tình trạng tăng trưởng chiều cao của trẻ chỉ đạt 95% theo mức tiêu chuẩn. Mức tiêu chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Chiều cao của trẻ sơ sinh khỏe mạnh khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, trẻ tăng thêm 3cm/tháng và các tháng tiếp theo tăng 2cm. 

3.4 Triệu chứng nhận biết trẻ suy dinh dưỡng gầy còm

  • Biếng ăn
  • Mặt xanh xao
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên​​​​​​​

Cân nặng của trẻ chỉ đạt 60% so với tiêu chuẩn WHO - đặc trưng trẻ suy dinh dưỡng gầy còm​​​​​​​

  • Thở khó khăn
  • Cân nặng của trẻ chỉ đạt 60% cân nặng so với tiêu chuẩn của WHO

3.5 Triệu chứng nhận biết trẻ suy dinh dưỡng thể phù

  • Sưng toàn thân
  • Da trắng bệch
  • Cơ mềm​​​​​​​

Sưng toàn thân - biểu hiện nhận biết trẻ suy dinh dưỡng thể phù​​​​​​​

  • Tóc thưa mềm, dễ gãy
  • Bụng phình to
  • Trẻ chỉ đạt 60% mức cân nặng cơ thể
  • Trên da xuất hiện những đốm nhỏ li ti trên khớp cơ thể, đổi màu dần và bong tróc, rỉ nước, rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét

Đây là trường hợp suy dinh dưỡng rất dễ khiến mẹ nhầm lẫn là bé đang rất khỏe mạnh. Cơ thể trở nên mũm mĩn hơn khởi đầu từ mi mắt, hai chi dưới, mặt sau đó phù ra toàn thân. Kèm theo tràn dịch màng bụng, màng phổi... 

3.6. Triệu chứng nhận biết trẻ suy dưỡng thể teo đét

  • Cơ thể gầy khô, hốc hác khi đã mất hết lớp mỡ dưới da ở toàn thân

Suy dinh dưỡng teo đét khiến cơ thể trẻ nhìn chỉ còn da bọc xương​​​​​​​

  • Da bọc xương, nhăn nheo như người già
  • Dễ nhiễm bệnh, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, hay quấy khóc

4. Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng chủ yếu do ốm đau kết hợp ăn uống không đủ chất. Khả năng hấp thu kém, dịch vụ y tế kém, thiếu sữa mẹ, cho trẻ ăn không đủ nhu cầu của trẻ, chế độ ăn chưa cân đối, chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ trong quá trình thai kỳ. 

4.1 Thiếu dinh dưỡng

Giai đoạn mang thai

Trong thời gian thai kỳ mẹ việc không đảm bảo đầy đủ và thiếu cân đối các chất: vitmain, khoáng chất, bột đường, đạm béo ... dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

 Trong giai đoạn bú mẹ, ăn dặm bổ sung

  • Đối với trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng thường gặp đối với trẻ sinh non, thiếu cân. 
  • Theo số liệu thống kê năm 2018 thì chỉ có 17% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sau 6 tháng đầu. Mà việc, trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau sinh và những ngày đầu đời cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Do vậy, có tới 83% số trẻ không được bủ sung thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm không đúng dẫn đến thiếu dinh dưỡng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng​​​​​​​

  • Nguồn sữa mẹ không đảm bảo về chất lượng cũng là nguyên nhân khiên trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Ăn dặm: Cho ăn dặm quá sớm, trong khi hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện (trước 6 tháng tuổi) hoặc kiêng cho trẻ ăn quá lâu khi trẻ ốm cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Không được tiêm chủng đầy đủ: Đặc biệt là các mũi tiêm quan trọng khiến cơ thể trẻ trở nên yếu hơn, trẻ dễ mắc bệnh, trở nên biếng ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém.

4.2 Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất

Tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất thường được gọi là vi chất dinh dưỡng, cũng có thể được nhóm lại với nhau. Vi chất dinh dưỡng cho phép cơ thể sản xuất các enzym, hormone và các chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp.

Sự thiếu hụt các axit amin, vitamin dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng​​​​​​​

4.3 Hệ tiêu hóa kém

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là nguyên nhân làm cho các tuyến tiêu hóa giảm bài tiết các men tiêu hóa và gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hấp thụ các dưỡng chất, giảm thèm ăn. 

5. Cách chữa suy dinh dưỡng ở trẻ  

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy dinh dưỡng của trẻ mà việc điều trị có thể được tiến hành ở nhà hoặc tới bệnh viện chuyên khoa. Việc thay đổi chế độ ăn uống vẫn được xem là cách điều trị chính bệnh suy dinh dưỡng. 

5.1. Xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

  • Giai đoạn bào thai: Mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt, acid folic, uống thêm canxi, bổ sung thêm đủ năng lượng, protein hàng ngày. Ăn nhiều ngũ cốc, hải sản, dùng muối i-ôt để chế biến thức ăn...
  • Giai đoạn trẻ từ 0 - 2 tuổi: Nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. 5-6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm nên cho ăn 1 bữa bột loáng/ngày. Từ 7 - 9 tháng tuổi cho trẻ ăn từ 2 - 3 bữa cháo/ngày. Từ 10 - 12 tháng tuổi cho trẻ ăn 3 - 4 bữa cháo/ngày. Trẻ trên 1 tuổi nên ăn 4 bữa/ngày. Bổ dung vitamin A, kẽm, canxi đầy đủ cho trẻ... 
  • Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Cho trẻ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Đạm (động vật và thực vật), canxi, sữa, vitamin A, kẽm, vitamin D, vitamin C... 

5.2 Bổ sung thực phẩm Đạm dinh dưỡng ăn ngủ ngon kids pro

Đạm dinh dưỡng ăn ngủ ngon Kids Pro với thành phần chính là đạm thủy phân từ sữa, Yến Sào, Thymomodulin, Kẽm Gluconat, Cao Lạc Tiên, Cao Tâm Sen, Bột men bia tươi, Taurin, L-Lysine HCI, Frutose-oligosaccharide, Cao Lạc Tiên, Vitamin B1, vitmain B5, vitamin PP, vitamin B6, vitamin K2, DHA...  Bổ sung các acid amin, vitamin, hỗ trợ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, kích thích giúp bé ăn ngon miệng. Đồng thời, kids pro còn giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng ăn ngủ kém do suy nhược cơ thể giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt , ngủ kỹ tăng cân, cơ thể khỏe mạnh. 

Trẻ suy dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cần chú chế độ dinh dưỡng, theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng của trẻ bị suy dinh để kịp thời điều chỉnh tránh những hệ lụy xấu và giúp bé phát triển khỏe mạnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.20205 sec| 2511.984 kb